Tiểu sử Ngũ_Liên_Đức

Ngũ Liên Đức còn được phiên âm là Goh Lean Tuck (tiếng Mân Nam) và Ng Leen Tuck (tiếng Quảng Đông) hay Wu Lien-teh (phiên âm hiện đại), có tên tên tự là Liên Tinh, nguyên quán Tân Ninh, Thiệu Dương, nay là Thai Sơn.

Ông sinh ngày 10 tháng 3 năm 1879 tại Penang, Mã Lai thuộc Anh (nay là Penang, Malaysia), một trong ba thị trấn Straits Settlement (hai thị trấn khác là Malacca và Singapore). Các khu vực Straits Settlement là một phần của các thuộc địa hải ngoại của Vương quốc Anh.

Cha ông là Ngũ Kỳ Học (伍祺学), một người thợ kim hoàn, nhập cư từ Đài Sơn (Trung Quốc).[4][5] Mẹ là Lâm Thái Phồn (林彩繁)[6], thuộc thế hệ thứ hai của người Khách GiaMalaya.[7] Ngũ Liên Đức có 10 anh chị em.

Thuở nhỏ, Ngũ Liên Đức được cho theo học ở trường miễn phí Penang. Ông được nhận vào Emmanuel College, Cambridge vào năm 1896, sau khi giành được học bổng Queen's Scholarship.[4] Ông có một thành tích học tập rực rỡ, giành được hầu hết các giải thưởng và học bổng.

Từ năm 1896 đến 1899, ông học tại Emmanuel College, Đại học Cambridge ở Anh để nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm và vi khuẩn học. Từ năm 1899 đến 1902, ông được gửi vào Bệnh viện St. Mary làm thực tập sinh, trở thành thực tập sinh Trung Quốc đầu tiên của bệnh viện, sau đó tiếp tục theo học tại Liverpool School of Tropical Medicine (dưới thời Sir Ronald Ross), Viện Pasteur, Halle University, và Selangor Institute.

Sau đó, ông học ở Trường Y học Nhiệt đới Liverpool tại Vương quốc Anh, Trường Y tế thuộc Đại học Halle ở Đức và Viện Pasteur ở Pháp để thực tập và nghiên cứu. Năm 1903, ông lấy bằng tiến sĩ y khoa tại Đại học Cambridge và quay trở lại Malaysia để mở một phòng khám để nghiên cứu các bệnh nhiệt đới tại Viện Y học Kuala Lumpur.[8]

Gia đình

Ông trở về lại Straits Settlement vào năm 1903. Một thời gian sau đó, ông kết hôn với Hoàng Thục Quỳnh (黄淑琼). Hoàng Thục Quỳnh có chị gái là Hoàng Đoan Quỳnh (黄端琼), vợ của Lâm Văn Khanh (林文庆), chủ tịch đầu tiên của Đại học Hạ Môn, một bác sĩ đã thúc đẩy cải cách xã hội và giáo dục ở Singapore.[5] Hai chị em là con gái của mục sư Hoa kiều Hoàng Nãi Thường (黄乃裳), một nhà lãnh đạo và nhà giáo dục cách mạng người Hoa, người đã chuyển đến khu vực này từ năm 1901 đến 1906.

Ngũ Liên Đức và gia đình chuyển đến Trung Quốc vào năm 1907.[5] Trong thời gian ở Trung Quốc, vợ và hai trong số ba người con trai của ông đã chết.

Trong cuộc xâm lược Mãn Châu của Nhật Bản, vào tháng 11 năm 1931, Ngũ Liên Đức bị chính quyền Nhật Bản giam giữ và thẩm vấn vì nghi ngờ là gián điệp của Trung Quốc.[5]

Năm 1937, trong thời gian Nhật chiếm đóng phần lớn Trung Quốc và lực lượng Tưởng Giới Thạch rút lui, Ngũ Liên Đức buộc phải chạy trốn, trở về Settlement để sống ở Ipoh. Ngôi nhà và bộ sưu tập sách y học cổ Trung Quốc của ông đã bị cháy rụi.[5][9]

Năm 1937, ngay sau khi dự đám cưới của con trai cả Ngũ Trưởng Canh (伍长庚) tổ chức tại bệnh viện liên hiệp Bắc Kinh (北京协和医院), bà Hoàng Thục Quỳnh qua đời vì bạo bệnh.[10] Hai người có ba con trai.

Con trai Ngũ Trưởng Canh (1906-1942) sinh ra tại Penang, lớn lên nối nghiệp của cha. Sau khi tốt nghiệp Đại học Thanh Hoa, anh đã đi du học tại Hoa Kỳ và Vương quốc Anh. Khi trở rở về Trung Quốc, anh giữ chức vụ trưởng phòng nhân khẩu y tế của Khu Y tế số 1 Peiping. Vào ngày 19 tháng 6 năm 1937, dưới sự bảo trợ của Stuart, Ngũ Trưởng Canh đã tổ chức đám cưới trong khán phòng của bệnh viện liên hiệp Bắc Kinh. Năm 1942, Ngũ Trưởng Canh mắc bệnh khi đang hướng dẫn các hoạt động chủng ngừa bệnh tả ở Bắc Kinh, và ngay sau đó qua đời tại nhà riêng ở số 51 hẻm Đông Đương Tử (东堂子胡同), Đông Thành (东城区), Bắc Kinh.

Con trai thứ hai là Ngũ Trưởng Phúc, sinh năm 1909 và chết vì bệnh viêm phổi ở tuổi 16, đã giáng một đòn mạnh vào vợ chồng ông. Con trai thứ ba là Ngũ Trưởng Minh, sinh ra ở Thiên Tân năm 1911, và mất chưa đầy sáu tháng sau khi sinh, đó là khi Ngũ Liên Đức đang chiến đấu với dịch bệnh ở vùng Đông Bắc.

Năm 1943, Ngũ Liên Đức bị những người kháng chiến cánh tả của Malaysia bắt giữ và đòi giữ tiền chuộc. Sau đó, ông suýt bị người Nhật truy tố vì ủng hộ phong trào kháng chiến bằng cách trả tiền chuộc, nhưng được một sĩ quan Nhật Bản bảo vệ.[5]

Một thời gian sau khi chuyển đến Ipoh, ông tái hôn với bà Lý Thục Trinh (李淑贞) và có thêm bốn người con. Con gái ông là Ngũ Ngọc Linh nhận bằng tiến sĩ danh dự của Đại học Hawaii và là một nhà ngôn ngữ học.[11]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Ngũ_Liên_Đức http://data.rero.ch/02-A000177787 http://website.hrbmu.edu.cn/view/xywh/article/0005... http://www.hrbmu.edu.cn/info/1006/2444.htm http://dfz.beijing.gov.cn/ShowNewsLevel3.jsp?NewsI... http://www.yncdc.cn/inInfoNewsView.aspx?newsid=914... http://www.bjdclib.com/subdb/laneculture/famousper... http://news.my399.com/system/20110929/000250770.ht... http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S... http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S... http://catalogo.bne.es/uhtbin/authoritybrowse.cgi?...